Giai đoạn 1865 - 1930 Lịch_sử_báo_chí_Việt_Nam

Tờ báo quốc ngữ đầu tiên

Khai sinh sớm nhất trong làng báo Quốc ngữ Việt Nam được cho là Gia Định báo[1]. Tờ báo tổng hợp này có khuôn khổ 25 x 32 cm, ra hàng tuần tại Sài Gòn và tồn tại suốt 44 năm sau khi phát hành số đầu vào ngày 15 tháng 4 năm 1865.

Tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiên

Nguyệt san Thông loại khóa trình (báo kiểu sách đọc thêm, giải trí mang mục đích giáo dục) do Trương Vĩnh Ký chủ trì, khuôn khổ 16 x 23,5 cm, phát hành hàng tháng tại Nam Kỳ trong những năm 1888-1889, được cho là tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiên. Số báo số 1 ra vào tháng 5, 1888.[1]

Tờ báo phụ nữ đầu tiên

Báo Nữ giới chung (tiếng chuông của nữ giới) xuất bản vào thứ Sáu hàng tuần tại Sài Gòn bắt đầu năm 1918 là tờ báo đầu tiên chuyên về phụ nữ. Số báo đầu tiên ra mắt ngày 1 tháng 2 năm 1918. Lê Ðức làm chủ nhiệmSương Nguyệt Anh, con gái của Nguyễn Ðình Chiểu làm chủ bút.[cần dẫn nguồn]

Tờ báo kinh tế đầu tiên

Báo Nông cổ mín đàm (nghĩa là ngồi uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn) khuôn khổ 20 x 30 cm,[cần dẫn nguồn] phát hành vào thứ Năm hàng tuần tại Sài Gòn, được nhiều người cho là tờ báo kinh tế đầu tiên với số 1 ra ngày 1 tháng 8 năm 1901.[1]

Nhà báo Việt Nam đầu tiên

Trương Vĩnh Ký được cho là nhà báo Việt Nam đầu tiên, là một học giả lớn, thạo 26 ngoại ngữ, là tác giả của hơn 100 bộ sách,[cần dẫn nguồn] hàng nghìn bài viết, có chân trong nhiều hội khoa học quốc tế, cống hiến xuất sắc cho các chuyên ngành: văn hóa, ngôn ngữ, địa lý, nhân chủng học. Ông được cho là đã thành lập, làm tổng biên tập những tờ báo Quốc ngữ đầu tiên, đồng thời được đánh giá là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác và được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam.

Nữ tổng biên tập đầu tiên

Được cho là Nguyễn Xuân Khuê, thường được biết qua bút danh Sương Nguyệt Anh, con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, quê ở Ba Tri-Bến Tre. Nhận lời mời của các đồng nghiệp, đầu năm 1918 bà lên Sài Gòn làm tổng biên tập tờ Nữ giới chung và phụ trách tờ báo này trong suốt thời gian tồn tại của nó.[cần dẫn nguồn]

Trang quảng cáo trên báo sớm nhất

Khó thể biết chính xác mẩu quảng cáo đầu tiên xuất hiện khi nào trong lịch sử báo chí Việt Nam, nhưng trang quảng cáo sớm nhất được cho là đã xuất hiện vào đầu năm 1882.[cần dẫn nguồn] Số báo thứ nhất của năm 1882, Gia Định báo đã dành toàn bộ trang cuối để đăng quảng cáo cho Nhà thuốc Pharmacie Reynaud,[cần dẫn nguồn] và ông Tho, hội viên Hội đồng Quản hạt đã cho rằng:

Tờ báo chẳng cho người Annam biết gì cả, ngoại trừ tên một số thuốc nhảm chữa nhiều bịnh.
— Ông Tho phát biểu trong một cuộc họp ngày 2 tháng 12 năm 1896 có tranh luận về Gia Định báo, theo Procès verbaux du Conseil Colonial năm 1896 tr. 152.[1]

Từ đó, quảng cáo trở thành một trang cố định, xuất hiện thường kỳ trên Gia Định báo và hoạt động quảng cáo cũng dần phổ biến ở nhiều báo khác.

Lịch trình báo chí xuất hiện ở Nam Kỳ

  1. Gia Ðịnh Báo: Số 1 ra ngày 15 tháng 4 năm 1865
  2. Phan Yên Báo: Xuất bản năm 1868, do ông Diệp Văn Cương chủ trương biên tập
  3. Nam Kỳ nhựt trình: Tuần báo, xuất bản số đầu vào năm 1883
  4. Thông loại khóa trình: Số 1 và 2 không ghi tháng phát hành, số 3 có ghi Juillet 1888
  5. Nông cổ mín đàm: Tuần báo, có 8 trang, khổ 27 cm x 20 cm Số 1 ra ngày 1 tháng 8 năm 1901.
  6. Nhật báo Tỉnh: Tuần báo, phát hành vào ngày Thứ Năm hàng tuần, từ năm 1905 đến 1912.
  7. Lục Tỉnh tân văn: Năm 1907, Trần Chánh Chiếu làm chủ bút, phát hành hàng tuần
  8. Nữ giới chung: Số 1 ra ngày 1 tháng 2 năm 1918 do Lê Ðức làm chủ nhiệm và Sương Nguyệt Anh làm chủ bút.
  9. Công luận Báo: Lê Sum làm chủ bút, phát hành vào ngày Thứ BaThứ Sáu
  10. Trung lập Báo: Phi Vân Trần Văn Chim tác giả Ðồng Quê làm chủ bút.

Lịch trình báo chí xuất hiện ở Bắc Kỳ

  1. Đại Nam Đồng văn Nhật báo: ra mắt năm 1892 nhưng là báo in chữ Nho
  2. Đại Việt Tân báo: tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở miền Bắc, phát hành năm 1905. Đúng ra đây là tờ báo song ngữ, có phần Quốc ngữ và phần Hán văn
  3. Ðăng cổ Tùng báo: số ra mắt ngày 28 tháng 3 năm 1907 do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút.